Căn H01-L27 Khu A, Khu Đô Thị Dương Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.

info@vree.vn

Tiếng Việt Tiếng Anh

Muốn Ít Khai Thác Khoáng Sản Hơn? Hãy Chuyển Sang Năng Lượng Sạch

17/06/2024

Theo một báo cáo mới, gánh nặng trong việc khai thác khoáng sản của ngành công nghệ năng lượng mới thấp hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Các cuộc tranh luận chính trị về khai thác mỏ và khoáng sản đang ngày càng gay gắt, và các mối quan tâm về môi trường và xã hội đối với việc tìm nguồn vật liệu để xây dựng các công nghệ năng lượng mới đang gia tăng. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng phát thải thấp, bao gồm năng lượng gió, mặt trời và năng lượng hạt nhân, có vết chân khai thác nhỏ hơn so với than và khí đốt tự nhiên, theo một báo cáo mới từ Viện Breakthrough được công bố gần đây.

(Thuật ngữ “vết chân khai thác” được dịch từ “mining footprint”, từ này mang nghĩa là mức độ  của lượng khí thải nhà kính từ quá trình khai thác khoáng sản)

 

Các phát hiện của bản báo cáo bổ sung vào số bằng chứng ngày càng tăng về các công nghệ được sử dụng để đối phó với biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến một tương lai ít khai thác khoáng sản hơn so với một thế giới được cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần phải có sự giám sát nhằm giảm thiểu tác hại từ việc khai thác khoáng sản cần thiết để chuyển sang các nguồn năng lượng phát thải thấp hơn.

“Chúng ta thường nói quá nhiều về việc khai thác các công nghệ năng lượng sạch và quên đi sự bẩn thỉu của hệ thống hiện tại,” Seaver Wang, một tác giả của báo cáo và là đồng giám đốc về Khí hậu và Năng lượng tại Viện Breakthrough, một trung tâm nghiên cứu môi trường, cho biết.

Trong phân tích mới, Wang và các đồng nghiệp của ông đã xem xét toàn bộ vết chân khai thác của các ngành công nghệ năng lượng khác nhau, bao gồm lượng vật liệu cần thiết cho các nguồn năng lượng này và tổng lượng đá cần phá để khai thác vật liệu đó.

Nhiều khoáng sản xuất hiện với nồng độ nhỏ trong đá nguồn, vì vậy quá trình khai thác chúng có vết chân lớn hơn so với lượng sản phẩm cuối cùng. Ví dụ, việc tổ chức khai thác nhôm cần phá khoảng bảy kilôgam đá để thu được một kilôgam nhôm. Đối với đồng, tỷ lệ này cao hơn nhiều, trên 500:1. Việc tính toán các tỷ lệ này cho phép so sánh một cách trực tiếp hơn về tổng lượng khai thác cần thiết cho các nguồn năng lượng khác nhau.

Với điều chỉnh này, rõ ràng nguồn năng lượng có gánh nặng khai thác lớn nhất là than đá. Việc tạo ra một gigawatt-giờ điện từ than đá yêu cầu vết chân khai thác lớn gấp 20 lần so với việc tạo ra cùng một lượng điện từ các nguồn năng lượng carbon thấp như gió và mặt trời. Với khí đốt tự nhiên, việc sản xuất ra cùng một lượng điện cần phá gấp đôi lượng đá.

Wang cho biết, việc tổng hợp lượng đá bị phá là một ước lượng không máy hoàn hảo các tác động tiềm ẩn về môi trường và xã hội của việc khai thác đi liền với các công nghệ khác nhau, nhưng kết quả của báo cáo cho phép các nhà nghiên cứu rút ra một số kết luận bao quát. Một trong số đó là chúng ta đang đi đúng hướng về việc giảm khai thác trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu khác đã dự báo về sự giảm khai thác đi kèm với việc chuyển sang các nguồn năng lượng phát thải thấp. “Ngày nay, chúng ta khai thác nhiều nhiên liệu hóa thạch đến mức tổng hoạt động khai thác chỉ giảm rất ít ngay cả khi chúng ta vẽ ra một viễn cảnh phát triển cực kì nhanh chóng của các công nghệ năng lượng sạch,” Joey Nijnens, một tư vấn viên tại Monitor Deloitte và tác giả của một nghiên cứu gần đây về nhu cầu khai thác, cho biết qua email.

Điều đó nói lên rằng, việc có thể phá ít đá hơn trong tương lai “không có nghĩa là xã hội không nên tìm kiếm thêm các cơ hội để giảm thiểu tác động của việc khai thác trong suốt quá trình chuyển đổi năng lượng,” Wang nói.

Đã có những tiến bộ trong việc cắt giảm lượng vật liệu cần thiết cho các công nghệ như gió và mặt trời. Các mô-đun năng lượng mặt trời đã trở nên hiệu quả hơn, do đó cùng một lượng vật liệu có thể tạo ra nhiều điện hơn. Tái chế có thể giúp giảm nhu cầu vật liệu hơn nữa trong tương lai, và nó sẽ đặc biệt quan trọng trong việc giảm nhu cầu khai thác để chế tạo pin.

Tổng thể việc khai thác tài nguyên có thể giảm, nhưng nó cũng có khả năng tăng lên ở một số nơi khi nhu cầu của chúng ta thay đổi, các nhà nghiên cứu chỉ ra trong một nghiên cứu năm 2021. Trong tương lai, ở các quốc gia yếu kém hoặc thất bại trong việc quản trị tài nguyên, ngành khai thác khoáng sản có thể gia tăng từ 32% đến 40%, với nhiều khả năng gây hại cho môi trường cũng như không mang lại lợi ích gì cho người dân sống ở trong khu vực

“Chúng ta cần đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đi kèm với việc khai thác có trách nhiệm, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương,” Takuma Watari, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia và là tác giả của nghiên cứu, cho biết qua email. Nếu không, việc chuyển sang các nguồn năng lượng phát thải thấp hơn có thể dẫn đến giảm phát thải carbon ở các nước phát triển “nhưng lại tăng rủi ro xã hội và môi trường ở địa phương các khu vực khai thác , thường là ở các nước đang phát triển.”

Wang nói rằng sự giám sát và trách nhiệm mạnh mẽ là điều cần thiết để đảm bảo rằng chúng ta có thể tìm nguồn khoáng sản một cách có trách nhiệm: “Chúng ta muốn một quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng, nhưng chúng ta cũng muốn một quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.”

Tác giả: Casey Crownhart

Nguồn: MIT Technology Review

Tin tức cập nhậtTin tức liên quan